Quy trình chăm sóc mai vàng trong một năm ngoài các loại phân npk cho mai (bao gồm phân bón lá & phân bón gốc), để giúp cho cây mai xanh tốt quanh năm nhà vườn còn kết hợp các loại phân vi sinh để kiểm soát nấm bệnh và các loại phân hữu cơ cho cây mai, vậy có những loại phân hữu cơ cho cây mai vàng nào được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hoa Mai Bình Định xin chia sẽ top 3 loại phân hữu cơ cho cây mai và đồng thời hướng dẫn các bạn cách bón phân hữu cơ cho cây mai.
Top 3 loại phân hữu cơ cho cây mai được dùng nhiều nhất hiện nay:
#1. Phân bánh dầu – Top 1 phân bón hữu cơ cho cây mai
Bánh dầu là phế phẩm nông ngiệp dùng làm phân bón rất tốt, trong bánh dầu phụng có tới hơn 40% làm đạm hữu cơ. Bánh dầu phân hủy có công dụng rất cao để cây tạo sinh khối (tàn lá) với lá bóng bảy xanh đậm lên.
Bánh dầu bẻ thành miếng rồi chôn vào đất tác dụng không cao và còn có thể làm chết rễ nào gần miếng bánh dầu đó. Để dùng bánh dầu có hiệu quả, bánh dầu phải được ủ hoặc ngâm cả năm nhưng vẫn bốc mùi rất thúi.
Nhưng hiện nay với các chế phẩm sinh học quá trình sẽ nhanh hơn và nếu làm đúng cách sẽ không có mùi.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa của hoa mai vàng trong ngày tết
Ở Bánh dầu quan trọng là các protein (đạm) phải được lên men vi sinh để phân rã đạm thì cây mới sử dụng được. Do đó trong ngâm ủ bánh dầu phải có Enzyme Protease là men để phân rã đạm, cộng thêm chế phẩm sinh học sau đó lại được bổ xung thêm “men thứ cấp” (tự chế)…ngâm khoảng 50 ngày là có thể bón được cho cây mai.
Nếu các bạn không có các phụ liệu trên khi ủ phân bánh dầu thì các bạn có thể ngâm bánh dầu trong nước khoảng 1 năm cũng dùng tốt.
Nếu các bạn dùng nấm Trichoderma để ủ khô (ẩm) với bánh dầu, thì sau 1 tháng bánh dầu sẽ tan ra như bột. Nhưng các protein chưa phân hủy nếu các bạn bón vào đất cây mai không hấp thụ được ngay mà phải chờ 1 thời gian cho các vi sinh trong đất phân rã được đạm sau đó cây mới xử dụng được. Và quá trình phân rã tự nhiên này sẽ làm….chết rễ cây.
Xem thêm cách bón phân cho cây mai vàng, những phân bón cho mai vàng tốt nhất
Phân bánh dầu có thể bón định kỳ bao nhiêu ngày một lần ?
Nếu cây mai có tàn lá xum xuê thì khoảng 15 ngày các bạn tưới 1 lần, nếu cây có tàn lá ít hơn thì tưới 1 tháng 1 lần. Và nếu cây ít lá quá thì không nên bón hay tưới bất cứ phân gì mà chỉ nên dùng chất kích rễ.***
Ngoài ra nếu các bạn biết đến phân cá, các bạn có thể tham khảo quy trình ngâm ủ phân cá bên dưới:
Dùng sản phẩm EM (effective microorganism) đây là sản phẩm có chứa nhiều vi sinh vật có tác dụng phân hủy xác bã hữu cơ và khử mùi hôi. Các bạn cho vào thùng có chứa cá với liều lượng 0,5 lít sản phẩm EM/ 100 kg cá tươi. Sau khi đổ EM 3 - 4 ngày, xác cá sẽ bị thủy phân hoàn toàn thành nước và không có mùi hôi thối.
Các bạn lấy 200g men protease cho vào 15 kg dung dịch cá đã ngâm EM được 4 ngày, đun nóng tới nhiệt độ 52oC, trong 10 - 15 phút. Lưu ý phải dùng nhiệt kế kiểm tra để duy trì nhiệt độ 52oC, điều chỉnh lửa cho phù hợp để duy trì nhiệt độ và đảo (khuấy) liên tục để men được trộn đều với dung dịch cá.
Sau 10 - 15 phút đun nóng, cho toàn bộ dung dịch này vào thùng dung dịch cá (đã sử dụng EM). Đậy kín nắp thùng và tiếp tục ngâm khoảng 30 - 40 ngày thì đem ra sử dụng (lưu ý: bảo quản thùng chứa phân cá ở nơi khô ráo, không được để nước rơi vào).
Tìm hiểu thêm Cách kích nụ mai vàng ra đều, có nên sử dụng thuốc kích nụ mai?
#2 Phân dơi – Top 2 phân hữu cơ cho cây mai vàng
Phân dơi có hàm lượng lân dễ tiêu cao và đạm hữu cơ tốt nhưng, khi bán ra thị trường người ta đều trộn thêm chất độn nên giá trị thực sự chả còn bao nhiêu mà lại trên 70.000đ 1kg, mắc tiền. Vậy xem ra 1 kg phân dơi cao gấp 3 lần DAP nhưng giá trị thực sự của P và N trong phân dơi chưa bằng DAP. Do đó bạn đừng ráng tìm phân dơi vì giá trị thực của nó chưa bằng được giá trị đồng tiền đã bỏ ra mua nó.
Tuy nhiên nếu bạn tìm được nơi cung cấp, bán phân dơi loại tốt – uy tín, thì bạn nên bón cho cây mai của mình, vì giá trị dinh dưỡng của phân dơi rất cao.
Cách bón phân dơi cho mai vàng như thế nào cho hợp lý?
Phân dơi thường được bón cho cây mai vào giai đoạn cuối năm cung rất tốt vì phân dơi chứa rất nhiều kali dễ tiêu.
#3. Phân dynamic – Top 3 phân bón hữu cơ cho cây mai
Là loại phân được nhập khẩu trực tiếp từ úc Phân của ÚC:
Dynamide Lifter: NPK = 3,5 -2,4-1,6 DẠNG PHÂN TAN NHANH, nặng mùi trong vài ngaỳ đầu bón.
Dynamide Bounce Back: NPK ca =3-2-1.7-7 +Trung lượng + Vi lượng. Đây là loại phân tan chậm nhờ sử dụng sét Zeolite ngậm các ion NPK phóng thích ion ra từ từ cho cây sử dụng. Do vậy cây ít bị sốc phân. Ít mùi hơn Dynamide Lifter.
Các bạn có thể kết hợp sử dụng 3 loại phân này để sử dụng bón mai. Theo đúng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mai. Để nâng cao hiệu quả giúp cây mai xanh tốt quanh năm.
***Các lưu ý khi bón phân cho cây mai bạn cần thận trọng :
Cây mai phải ra rễ mới thì đọt mới ra, sau nhiều lần ra đọt cây sẽ có 1 tàn lá xum xuê (trung bình hơn 20 ngày là 1 đợt đọt ra). Khi cây có 1 khối là tương đối và đã có màu xanh đậm. Người ta mới bắt đầu bón phân và không dùng kích rễ nữa.
Khi đọt ra gặp ánh sáng mặt trời,1 phản ứng sẽ tạo ra 1 kích thích tố nội sinh, kích thích cây ra thêm rễ, cộng thêm kích thích tố bên ngòai thêm vào ( thí dụ như phun tưới Nutrilux) càng thêm kích thích cây ra nhiều rễ và nhiều đọt..
Vấn đề kích rễ hay bón phân không tính theo tháng mà tính theo tình hình thực tế của cây
Vì thế dù đã tháng 3 hay 4 hoặc 5 ,6 cũng vậy nếu cây ít lá quá vẫn không được bón phân mà phải dùng kích rễ.
Ngược lại dù là tháng 2 mà cây đã khối lá tương đối rồi thì vẫn phải bón phân mà không dùng các chất kích rễ nữa.
Cây ít lá mà bạn bón phân cây có thể chết vì không có đủ lá để quang hợp tiêu thụ hết phân, phân thừa sẽ làm chết rễ.
Cây nhiều lá mà bạn không bón phân chỉ dùng kích rễ sẽ không đủ chất để nuôi lá và cây, cây sẽ suy nhược.
Mỗi lần thấy 1 đợt đọt bung ra bạn phải phun ngừa bọ trĩ bằng Amico và Regent luân phiên nhau 5 ngày 1 lần để bảo vệ lá non cho tới khi lá trưởng thành.
Bạn cũng phải biết ngừa nấm nịnh 15 ngày 1 lần bằng các loại thuốc gốc đồng gốc kẽm.